Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Vui Học Thánh Kinh CN 12 TN C

Tác giả: 
Nguyễn Thái Hùng

VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 12 TN C

Tin Mừng thánh Luca 9,18-24


TIN MỪNG


Ông Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa (Mt 16: 13 -20; Mc 8:27 -30 ).

18 Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: "Dân chúng nói Thầy là ai? "19 Các ông thưa: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại."20 Người lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa."21 Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.


Đức Giê-su tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất (Mt 16: 21; Mc 8:31 )
22 Người còn nói: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy."

 

Điều kiện phải có để theo Đức Giê-su (Mt 16: 24 -27; Mc 8:34 -38 )
23 Rồi Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.


 

18 Once when Jesus was praying in solitude, and the disciples were with him, he asked them, "Who do the crowds say that I am?"

19 They said in reply, "John the Baptist; others, Elijah; still others, 'One of the ancient prophets has arisen.'"

20 Then he said to them, "But who do you say that I am?" Peter said in reply, "The Messiah of God." 21 He rebuked them and directed them not to tell this to anyone.

22 He said, "The Son of Man must suffer greatly and be rejected by the elders, the chief priests, and the scribes, and be killed and on the third day be raised."

23 Then he said to all, "If anyone wishes to come after me, he must deny himself and take up his cross daily and follow me.

24 For whoever wishes to save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will save it. 

 


I. HÌNH TÔ MÀU


 

vhtk

* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu TM thánh Luca 9,23b
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 


II. TRẮC NGHIỆM


01. Đức Giêsu đang làm gì với các môn đệ? (Lc 9,18)
a. Nghỉ ngơi.
b. Giảng dạy dân chúng.
c. Cầu nguyện.
d. Đi lên Đền thờ.


02. Dân chúng nghĩ Đức Giêsu là ai? (Lc 9,19)
a. Một ngôn sứ thời xưa đã sống lại.
b. Ông Gioan tẩy giả.
c. Ông Êlia.
d. Cả a, b và c đúng.


03. Ai đã tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”? (Lc 9,20)
a. Ông Tôma.
b. Ông Giuđa.
c. Ông Phêrô.
d. Ông Gioan.


04. Đức Giêsu nói: “Ai phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy”? (Lc 9,22)
a. Các ngôn sứ.
b. Con Người.
c. Đức vua.
d. Đấng Cứu thế.


05. Ai muốn theo Đức Giêsu, phải từ bỏ chính mình và vác cái gì của mình hằng ngày mà theo? (Lc 9,23)
a. Thân xác.
b. Thập giá.
c. Của cải.
d. Kho tàng.

 


III. Ô CHỮ

vhtk

 

Những gợi ý


01. Ai muốn theo Đức Giêsu, phải từ bỏ chính mình và vác cái gì của mình hằng ngày mà theo? (Lc 9,23)


02. Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều vì bị người này loại bỏ. (Lc 9,22)


03. Ai đang cầu nguyện và có các môn đệ ở đó? (Lc 9,18)


04. Ông phê rô tuyên xưng Đức Giêsu là gì của Thiên Chúa? (Lc 9,20)


05. Đức Giêsu đang làm gì với các môn đệ?  (Lc 9,18)


06. Ai đã tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”? (Lc 9,20)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ là gì ?

 

 


IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG


"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,

vác thập giá mình hằng ngày mà theo."

Tin Mừng thánh Luca 9,23b

 

 

Lời giải đáp 

VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 12 TN C

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề 
Chúa Giêsu loan báo cuộc thương khó

* Câu Tin Mừng thánh Luca 9,23b
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo."

 

II. TRẮC NGHIỆM

01. c. Cầu nguyện (Lc 9,18)
02. d. Cả a, b và c đúng (Lc 9,19)
03. c. Ông Phêrô (Lc 9,20)
04. b. Con Người (Lc 9,22)
05. b. Thập giá (Lc 9,23b)

 

III. Ô CHỮ

01. Thập giá (Lc 9,23)
02. Kỳ mục (Lc 9,22)
03. Đức Giêsu (Lc 9,18)
04. Đấng Kitô (Lc 9,20)
05. Cầu nguyện (Lc 9,18)
06. Phêrô (Lc 9,20)

 

Hàng dọc : Hy sinh
 

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG

 


 

ĐỨC YÊSU LÀ AI

Joseph Phạm Thanh Liêm, S.J.

Chúa Nhật Thứ Mười Hai Thường Niên, năm C
 

(Dc.12, 10-11; 13,1; Gl.3, 26-29; Lc.9, 18-24)

Tin Mừng Luca được đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay cho thấy Đức Yêsu muốn biết dân chúng nghĩ Ngài là ai: “Dân chúng nói Thầy là ai?” Câu trả lời của các môn đệ cho thấy đại đa số dân chúng nghĩ Đức Yêsu là một tiên tri. Đức Yêsu cũng muốn biết các tông đồ nói Ngài là ai: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Phêrô đã trả lời: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”
 

Tiên tri, là người của Thiên Chúa, người được Thiên Chúa sai tới để nói với dân những gì Thiên Chúa muốn. Khi tiên tri xuất hiện, người ta nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện giữa dân Người. Qua tiên tri, người ta nhận ra Thiên Chúa đang quan tâm đến dân, đang săn sóc dân, đang yêu thương dân. “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, người cho tôi nằm nghỉ.” Dân Do Thái vẫn quan niệm Thiên Chúa rất gần gũi với họ, và Thiên Chúa chăm lo cho họ, vì dân Do Thái là dân riêng của Thiên Chúa: chính Thiên Chúa đã đưa dân ra khỏi đất Aicập, và đã làm dân thuộc về Ngài.


Câu trả lời của Phêrô có gì khác với câu trả lời của dân chúng, vì kitô (christos) là được xức dầu. Ngày xưa nơi dân tộc Do Thái, có ba loại người được xức dầu: vua, tư tế, và tiên tri. Chẳng hạn, Môsê xức dầu phong Aharon làm tư tế, tiên tri Samuel xức dầu phong vương cho Saul và cho David, tiên tri Elia xức dầu phong Êlisê làm tiên tri (1V.19, 16). Vậy theo Phêrô, Đức Yêsu là tiên tri, hay tư tế, hay là vua? Với thư gởi tín hữu Do Thái, Đức Yêsu là tư tế; còn với não trạng của các tông đồ, khi các ông còn tranh nhau ai làm lớn giữa các ông (Mc.9, 30tt), các ông còn tức tối khi Yoan và Yacôbê đòi “ngồi bên phải bên trái khi Đức Yêsu được vinh quang” (Mc.10, 32-45), thì e rằng Đức Yêsu là Kitô Vua đối với các ông. Có lẽ cũng vì lý do người Do Thái thường hiểu Kitô theo nghĩa Kitô Vua, nên Đức Yêsu nghiêm cấm các tông đồ nói điều đó ra ngoài (Lc.9, 21).


Tin Mừng Máccô cho thấy Đức Yêsu nhận mình “ngự bên hữu Thiên Chúa và đến trên mây trời,” và điều này làm cho Ngài bị tòa công nghị Do Thái kết án tử hình (Mc.14, 62tt). Người Do Thái quyết giết Ngài, vì họ thấy Ngài nhận mình ngang hàng với Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa (Ga.10, 30.33). Càng ngày Đức Yêsu càng ý thức thân phận của Ngài, càng nhận rõ Ngài thuộc về Thiên Chúa. Đức Yêsu không tự nhận mình là Thiên Chúa nhưng Ngài cũng không phủ nhận Ngài tốt lành dù “chỉ Thiên Chúa là Đấng tốt lành” (Mc.10, 18); Ngài không nhận mình là Thiên Chúa Cha, nhưng Ngài và Cha là một (Ga.10, 30). Cũng có lúc trong đời, Ngài ý thức Ngài có trước Abraham, và vì điều này Ngài đã bị ném đá (Ga.8, 57-58). Tuy dù có sự thân thiện với Thiên Chúa đến mức độ đặc biệt, nhưng trên thập giá Ngài cũng có cảm nghiệm như Thiên Chúa bỏ Ngài: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc.15, 34).
 

Đức Yêsu là ai? Khi Đức Yêsu bị bắt và bị đóng đinh chết, các tông đồ hãi sợ và tuyệt vọng, chẳng ai tin Đức Yêsu sống lại (Mc.16, 9-14) cho dù Ngài đã sống lại và chị Maria Magdala đã báo tin Chúa sống lại cho các ông (Ga.20, 18), cho dù Ngài đã ba lần loan báo cho các ông biết Ngài sẽ bị bắt, bị giết, và ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại (Mc.8, 31 tt; 9, 31tt; 10, 32tt). Khi Đức Yêsu còn sống và được hỏi, Phêrô đã tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa;” thế nhưng khi Đức Yêsu nằm trong mộ, Đức Yêsu là ai đối với Phêrô và các tông đồ? Khi các tông đồ được nhìn thấy Đức Yêsu Phục Sinh, thì Đức Yêsu là ai với các ông? Khi ông Thomas không tin Đức Yêsu Phục Sinh và không tin vào lời chứng của các tông đồ khác và của các chị phụ nữ, thì Đức Yêsu là ai đối với Thomas?
 

Cái nhìn của con người, và ngay cả cái nhìn của các tông đồ về Đức Yêsu mỗi ngày mỗi biến đổi cho đến khi các tông đồ nhận rõ chân tướng của Đức Yêsu. Các tin mừng cho thấy cái nhìn của các tông đồ và của các tín hữu sơ khai về Đức Yêsu, đặc biệt sau biến cố Ngài Phục Sinh; Sau khi Đức Yêsu Phục Sinh, các tông đồ đã nhận biết Đức Yêsu:
 

là Đấng có trước Abraham (Ga.8, 57-58),

Ngài có quyền tha tội (Mc.2, 5.7),

Ngài và Cha là một (Ga.10, 30.33),

Ngài ngang hàng với Thiên Chúa (Mc.14, 62),

Ngài là Thiên Chúa nhập thể (Pl.2, 6-11), Ngài là Lời thành xác phàm (Ga.1, 14),
Ngài lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc.16, 19).

 

Sau này khi có các Kitô hữu bị ảnh hưởng bởi Ngộ đạo thuyết không nhận ra chân tướng của Đức Yêsu, và hơn nữa còn làm lu mờ cái biết chân thực về Đức Yêsu của các tông đồ, thì các công đồng chung đã phải “định tín” về Đức Yêsu. Các công đồng chung dùng những ngôn từ chính xác của triết học để diễn tả chân tướng của Đức Yêsu: Ngài là Con đồng bản tính với Thiên Chúa Cha (Nicea năm 325). Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Thiên Chúa Cha.
 

Đức Yêsu là một với Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa nhập thể, nhưng Ngài vẫn phân biệt với Thiên Chúa Cha. Con Thiên Chúa và Thánh Thần cùng với Thiên Chúa Cha không là ba Thiên Chúa nhưng là một Thiên Chúa duy nhất; Ngôi Cha là nguyên ủy của tất cả, Ngôi Con nhập thể làm người là Đức Yêsu, Thánh Thần là Đấng thánh hóa luôn hiện diện với con người. Cả ba ngôi Thiên Chúa đang ở khắp mọi nơi, và cách đặc biệt đang ở với con người. Đức Yêsu là tình yêu của Thiên Chúa cho con người.
 

Câu hỏi gợi ý chia sẻ
 

1. Người ta bảo Đức Yêsu là ai?

2. Với bạn, Đức Yêsu là ai?