Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Trân quý điều bình thường

Tác giả: 
Đặng Phúc Minh

 

 

TRÂN QUÍ ĐIỀU BÌNH THƯỜNG

 

Dịp Tết Đinh Dậu 2017

 

Trước và sau Tết Đinh Dậu năm nay 2017, tôi có dịp thăm viếng một số người thân, bạn bè đau yếu, người có cha mẹ mất… Hầu hết, họ đều cảm thấy tiếc nuối có được cuộc sống bình thường như lúc chưa mất mát, chưa bệnh tật. Người đang nằm liệt giường, thì mong được đi lại bình thường như những ngày còn khỏe mạnh, dù chỉ đi quanh quẩn trong nhà, hay được nhìn thấy mặt trời mọc, và lặn mỗi ngày; người ung thư thượng vị, chỉ húp cháo và uống sữa, thì mong được ăn uống bình thường, cho dù đó chỉ là những bữa ăn đạm bạc, dưa cà mắm muối; người bị tai nạn giao thông, tai biến thì cảm thấy nhớ nhung những lần anh em quây quần bên nhau:“chén tạc chén thù”. Sao nhớ quá! Giờ không thể cùng bàn, đành nhờ anh em chụp và gởi một vài tấm ảnh qua email để đỡ thèm, đỡ nhớ, đỡ mong; người mất cha mất mẹ, mất bóng cả cây cao, thì cảm thấy hối tiếc không còn được nghe những lờidạy bảochân thật, đầy yêu thương của các ngài lúc sinh thời, và cảm thấy bùi ngùi khichưa sống thật trọn lòng hiếu thảo với đấng sinh thành, khi các ngài còn tại thế; người bị vợ bỏ, chồng bỏ hay đã ly hôn thì nuối tiếc, mong ước một mái gia đình cùng con cái ấm em, hạnh phúc …Tết, một dịp thuận lợi thăm viếng nhau, thật ý nghĩa!

 

Tôi tự hỏi: tại sao những điều bình thường lại đáng trân quí như thế?

 

Từ quan về viết văn thơ ca ngợi, và tôn trọng sự bình thương.

 

Lịch sử nước ta đã để lại bao hình ảnh đẹp của những vị quan tài đức, hết lòng lo cho người dân đượcsống ấm no hạnh phúc, được hưởng tự do bình đẳng, được bảo vệ nhân quyền. Những vị quan đó, không màng gì đến quyền lợi riêng tư. Họ sẵn sàng từ quan trở về làm dân, khi ý nguyện chính đáng bảo vệ người dân, và trừng trị bọn gian thần của họ bị thế lực đương thờitừ chối. Thầy Chu Văn An (1292-1370), thời đó, vua Trần Dụ Tông suốt ngày rượu chè, chơi bời, xây cung điện không lo việc nước, thầy dâng “Thất trảm sớ” xin chém đầu bảy gian thần, nhưng bị vua Dụ Tông từ chối. Cụ Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), thời nhà Mạc, cụ dâng sớ xin chém đầu 18 gian thần, cũng bị vua từ chối. Cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909) thì căm ghé bọn tham quan, và gần như bất mãn trước cuộc đời. Cả ba cụ đều lập tức từ quan về ở ẩn vui thú điền viên.

 

Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ Nguyễn Khuyến… những nhân sĩ trí thức, học vấn uyên thâm đã để lại những áng thơ văn hay. Bài thơ“Nhàn” của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện cách trân quí cuộc sống đời thường: “Một Mai một cuốc một cần câu/ Thơ thẩn dù ai vui thú nào/Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chỗ lao xao/ Thu ăn măng trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao/ Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp/ Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”. Tiếp đến những bài thơ tả về nông thôn Việt Nam nhiều hình ảnh,thật trữ tình của cụ Nguyễn Khuyến:“Trâu già gốc bụi phì hơi nóng/ Chó nhách ven ao cắn tiếng người” (Mùa Hè, Nguyễn Khuyến); hay cảnh ngày tết: “Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng/ Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt/ Ta ước gì được mãi như thế/ Hết tết rồi lại tết” (Thơ chúc Tết, Nguyễn Khuyến). Và cả ba bài thơ: Thu điếu (Mùa thu câu cá): “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo…Cá đâu đớp động dưới chân bèo”; Thu ẩm (Mùa thu uống rượu): “Năm gian nhà nhỏ thấp le te…Độ năm ba chén đã say nhè”; Thu Vịnh (Mùa thu làm thơ vịnh): “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao…Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào” là những vần thơ bất hủ ca ngợi cảnh đẹp hữu tình và đời sống giản dị bình thường nơi thôn quê Việt Nam...

 

Văn thơ đương đại ca ngời điều bình thường

 

Các nhà văn, nhà thơ đương đại nhận ra vẻ đẹp bình thường đãviết nối tiếp tiền bối: Cố nữ sĩ Xuân Quỳnh,thật tinh tế và sâu sắc khi nhận ra để so sánh tình yêu nam nữ với hình ảnh con sóng trong bài thơ “Sóng”: Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể/ Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày nay vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ/Trước muôn trùng sóng bể/Em nghĩ về anh, em/Em nghĩ về biển lớn/ Từ nơi nào sóng lên/ Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng không hiểu nữa/ Khi nào ta yêu nhau/ Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức...”. Và gần đây hơn, nhà thơ Nguyễn Việt Phong đã có cả một tập thơ với chủ đề là: “Sống Một Cuộc Đời Bình Thường”. Xin trích dẫn một đôi câu: “Rồi mình sẽ ngồi xuống bên chén đũa này để bắt đầu chọn buồn vui trên những ngón tay. Cứ bình thường thôi mình xới cơm và ăn như từng ăn bao ngày nhưng trong lòng biết rằng chậm lại. Những nỗi niềm giản đơn sẽ có thời gian để đơm hoa kết trái, mình cười nói, mình vui…”. Ý tưởng đó ta còn gặp nơi bài thơ Hạnh Phúc: “Núi đồi hãy ở lại/ Biển khơi xin tạm xa/ Bình thường vào cuộc sống/ Hạnh phúc tại lòng ta” (ĐPM).

 

Vua Khang Hy vi hành để biết và bảo vệ điều bình thường trong cuộc sống.

 

Từ ngàn xưa đến hôm nay, gần như khắp nơi đều có những mẩu chuyện coi trọng sự bình thường. Các bậc vua chúa quan quyền, mà anh minh đều coi trọng sự bình thường. Bộ phim Vua Khang Hy anh minh, sáng suốt vi hành để lại những hình ảnh đẹp, sống động. Nhờ những cuộc vi hành đó, đã cứu vớt, giải oan cho biết bao mảng đời cơ cực, lầm than, giúp họ tìm lại được cuộc sống bình an đời thường an vui hạnh phúc. Một vị vua đáng trân quí biết bao!

 

Hôn nhân gia đình, điều bình thường, một trật tự vững bền mãi mãi!

 

Cũng như sự bình thường ngày đêm, bốn mùa trong sự tuần hoàn của đất trời, thì sự kết hợp giữa một người nam tự do, ưng thuận sống chung với một người nữ cũng tự do, họ thành vợ thành chồng. Đó là giao ước hôn nhân tự nhiên bình thường đã có từ khi tạo thiên lập địa đến nay, và mãi đến muôn đời. Điều đó trong sách Sáng Thế của đạo Công Giáo đã nói: “Đức Chúa là Thiên Chúa phán: Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xúng với nó.” (ST 2, 18). Và: “Chúa Kito đã nâng giao ước hôn nhân giữa hai người đã được rửa tôi lên hàng bí tích (Bí tích là những dấu hiệu hữu hình được Chúa Kito dùng để ban ân sủng cho loài người)”, (1601 sách GLCG của HTCG).

 

Hai đặc điểm thật trân quí của hôn nhân Công Giáo là: Đơn hôn và vĩnh hôn (Một vợ một chồng và sống chung thủy với nhau suốt đời). Bởi, chính Lời Chúa đã phán: “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương, một thịt. Vậysự gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì loài người không được phân ly” (Mt 19, 3-12).

 

Hôn nhân trong trật tự của công trình tạo dựng nơi Thiên Chúa đã diễn ra từ lúc có loài người và mãi đến muôn đời. Đó là một điều hiển nhiên xem ra như bình thường, nhưng thật ra nó mang một ý nghĩa, một trọng trách trọng đại để loài người không bị diệt vong, mà trường tồn và phát triển rộng khắp trên thế giới,để nhân loại ngay nay có hơn 7 tỉ người, và dân tộc Việt Nam có hơn 90 triệu dân…

 

Một mầu nhiêm lớn lao! Thiên Chúa làm người bình thường nơi gia đình Nazareth.

 

Một điều thật trọng đại là chính Đức Chúa Trời, Đấng toàn năng đã tạo ra vũ trụ muôn loài cùng với một trật tự vô cùng lạ lùng, mà trí khôn con người làm sao hiểu thấu. Nhưng vì yêu thương muốn xuống thế cứu chuộc loài người đã lỗi phạm với Ngài, thì chính Ngàicũng đã tuân theo trật tự do chính ngài tạo dựng. Đó là đời sống hôn nhân gia đình. Chúa Cha đã sai Chúa Con là Đức chúa Giêsu ngự trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, có Thánh Cả Giuse là cha nuôi, nơi một gia đình bình thường ở vùng Nazareth, và được sinh ra nơi máng cỏ Belem. Ngài sống với vai trò làm con 30 năm trong một gia đình bình thường như bao gia đình khác…

 

Trân quí sự bình thường là coi trọng qui luật của trời đất.

 

Điều bình thường đó, chính là cái trật tự của trời đất, cái vĩ đại vô biên của muôn đời. Nó gần như bất biến với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Nó bình thường như sự tuần hoàn ngày tháng và bốn mùa của một năm. Hết ngày rồi lại đêm; hết mùa xuân đến mùa hạ, hết hạ rồi sang mùa thu, mùa đông… Và bình thường như chu kỳ sinh lão bệnh tử của một đời người. Đó chính là qui luật muôn đời mà Tạo hóa đã tạo dựng nên vũ trụ này. Biết trân quí sống trong sự bình thường đó chính là tôn trọng lễ tự nhiên, tôn trọng lẽ trời. Thật phúc biết bao khi nhận ra, trân quí và thực thi nó!

 

Lời kết

 

Chúng ta vừa điểm qua một vài giá trị của điều bình thường; Tết Đinh Đậu 2017 cũng đã khép lại; tôi viết những dòng suy nghĩ này vào đúng ngày rằm tháng giêng âm lịch, ngày thơ Việt Nam lần thứ XV, được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Lòng tôi lại gợn lên bao điều ái ngại. Ái ngại vì ngày nay, sao có nhiều điều bất thường đang trở thành bình thường trong xã hội. Sự ly hôn, nạn phá thai, sự dối trá, quốc nạn tham những,ngày một nhiều, lại trở thành bình thường trong cuộc sống! Đã nhiều năm nay, những điều phản cảm trong các lễ hội thường sau Tết Nguyên Đán không giảm, nó trở thành bình thường. Báo chí nói: Lễ hội như trận chiến, đánh đấm hỗn loạn, đè đầu cỡi cổ nhauđể cướp một quả phết (Cướp may); và trong ngày thơ Việt Nam thì “râu ông này cám cằm bà kia” loạn xạ: Hàn Mặc Tử chân dung lại là Yến Lan; Nguyễn Khuyến chân dung là Phan Thanh Giản…

 

Xin hãy trân quí, gìn giữvà sống có trách nhiệm với những điều bình thường khi ta đang có… Và đừng để những điều bất thường trở thành bình thường. Làm như thế, sẽ mất giá trị cao quí của sự bình thường, điều mà tổ tiên ta đã bao đời cố gìn giữ, vun đắp.

 

Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh